Khắc phục Trì hoãn

Nhìn chung, con người trong những hoàn cảnh nhất định không thể kiểm soát mọi điều xảy đến với mình, tuy nhiên vẫn có thể có những phương pháp giúp kiểm soát sự trì hoãn hoặc không để trở thành nạn nhân của thói trì hoãn triền miên. Một số chuyên gia góp ý các giải pháp để khắc phục thói trì hoãn là:[1][2][10][18][19]

Hành động

Để khắc phục sự trì hoãn thì nhiều ý kiến cho rằng nên có sự nỗ lực và quyết tâm, làm việc tập trung. Một số người đề xuất công thức chống trì hoãn mà người ta gọi nó là Kỹ thuật IMAN theo đó:

  • I: Tôi
  • M ust: Phải
  • A ct: Hành động
  • N OW: Ngay bây giờ

Đồng thời phải chuyển biến tạo động lực từ khoanh tay thúc thủ, án binh bất động, thủ khẩu như bình đến ra tay hành động, phải xắn tay áo hành động. Sau khi đã thu thập mọi phương tiện, kỹ năng và cả những chiến lược làm việc thì phải ứng dụng tất cả những gì đã biết vào công việc, tranh thủ làm ngay. Và cần ngừng ngay câu nói đại loại như: Ngày mai tôi sẽ làm nó hoặc để mai tính vì ngày mai dường như sẽ không bao giờ tới.

Việc hôm nay chớ để đến ngày mai

Tổ chức công việc

Khi không có tổ chức, không sắp xếp khoa học thì một số người sẽ lại trì hoãn việc mình muốn làm, đo đó cần lên kế hoạch cụ thể và có tổ chức và cứ theo đó mà làm. Phải tập trung phát triển tốt các kỹ năng tổ chức, khả năng quản lý công việc hiệu quả, kỹ năng sắp xếp các công việc theo trình tự ưu tiên và quản lý hiệu quả thời gian của mỗi cá nhân.[3] Theo đó:

Trước khi bắt tay vào giải quyết vấn đề cần:

  • Xem xét một cách tổng thể, kĩ lưỡng vấn đề cần giải quyết, tránh qua loa đại khái, hời hợt theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa.
  • Phân chia công việc thành từng bước cụ thể
  • Dự tính và dành thời gian cụ thể cho từng bước và quản lý dưới dạng tuần tự từng bước như lên từng bậc cầu thang (next steps).
  • Đặt chỉ tiêu là có thể hoàn thành công việc ngày hôm đó và nếu có thể hãy biến chúng thành công việc duy nhất trong bảng biểu làm việc.
Lập danh mục và chia nhỏ công việc cần làm là một phương pháp

Làm việc theo Kế hoạch, quy hoạch cụ thể bằng hình thức lập thời gian biểu: Lập danh sách những việc cần hoàn thành trong ngày sẽ giúp dự tính thời gian và công việc, có thể bằng một tờ ghi chép nhỏ, một cuốn lịch bàn, sổ tay sẽ giúp lên kế hoạch chi tiết và hoàn thành công việc ngay lập tức và đúng giờ.

Chia nhỏ công việc cần làm: Chia những nhiệm vụ thành những công việc, những thao tác nhỏ và quy định một khung thời gian nhất định để hoàn thành. Bằng cách chia nhỏ những công việc với một khung thời gian nhất định, người ta có thể sẽ dễ quản lý hơn với việc thực hiện một công việc to lớn mà không thể biết nó được hoàn thành khi nào.

Tự đặt thời hạn cho bản thân: Tự tạo cho bản thân một đồng hồ thời gian và gia hạn cho mỗi công việc của bản thân và đừng để "nước đến chân mới nhảy" vì như vậy sẽ chẳng thể hoàn thành việc gì một cách trọn vẹn và thành công cả.

Tự đặt chỉ tiêu, mục tiêu đối với công việc cho bản thân bằng việc lên một danh sách những công việc cần làm trong ngày và ép buộc mình phải hoàn thành trong khoảng thời gian nào đó. Những người có tính trì hoãn trong công việc thường thích làm việc theo tùy hứng, nên việc có một kế hoạch hay mục tiêu riêng cho mình là rất cần thiết, nó giúp chủ thể có thêm động lực để giải quyết rốt ráo vấn đề.

Phân biệt công việc quan trọng và công việc cấp bách. Khi bị những công việc khẩn cấp khác chen ngang, phải xem xét trước khi quyết định xem có giải quyết hay không. Nhiều trường hợp, những việc cấp bách này ảnh hưởng không nhiều đến công việc và cuộc sống bằng những việc quan trọng khác, trong khi đó, những việc quan trọng là những việc có thể giúp chủ thể mở mang kiến thức, phát triển nghề nghiệp, hoặc đạt đến những giá trị có ý nghĩa nhân văn những công việc quan trọng này sẽ giúp đến với thành công. Để ưu tiên cho các việc quan trọng, nên thu hẹp thời gian dành cho những việc khẩn cấp, nhưng vẫn phải đảm bảo sao cho những việc đó sẽ được giải quyết một cách thành công và hiệu quả, không nên tự xử lý tất cả những vấn đề khẩn cấp khi nảy sinh có thể nhờ hoặc ủy quyền để tập trung thời gian vào những công việc thật sự quan trọng.

Cần theo nguyên tắc việc quan trọng làm trước: Ưu tiên cho những việc quan trọng phải giải quyết trước vì tính chần chừ và ỉ lại sẽ làm chậm tiến độ công việc. Hơn nữa, vào những thời gian đầu tiên đang tràn trề năng lượng, người làm sẽ nhanh chóng giải quyết những việc làm khó và quan trọng hơn. Nếu để việc khó và quan trọng đến cuối ngày, lúc đó năng lượng và sự hưng phấn đã giảm đáng kể dẫn đến sẽ khó hoàn thành tốt những công việc hệ trọng.

Coi trọng công việc, không được chủ quan, đánh giá thấp công việc vì dù công việc có bình thường thế nào, nó đều tiêu tốn thời gian và công sức nhất định. Nếu chủ quan đánh giá thấp công việc thì một số người sẽ dành quá ít thời gian để làm và vô tình đẩy nó quá gần hạn chót đề ra, đồng thời việc hoàn thành công việc cũng không đảm bảo chất lượng, khó tránh khỏi nhiều sai sót.

Tạo thói quen đơn giản là luôn bắt đầu tiến hành mọi việc sớm hơn một chút, mọi công việc sẽ trở nên nhẹ nhàng và trôi chảy hơn. Trong hầu hết mọi trường hợp, người ta đều có thời gian, nhưng vấn đề là một số người đã bắt đầu quá trễ do đó cần phải tiến hành sớm hơn, dành thời gian dôi ra để tránh tình trạng bị động, hấp tấp vội vã, tránh căng thẳng cho bản thân và người xung quanh.

Tạo thói quen kết thúc công việc chưa hoàn thành, giải quyết rốt ráo, dứt điểm công việc đang dang dở, làm cho tới cùng. Nếu có một số nhiệm vụ chưa hoàn thành mà trì hoãn, ngụy biện, lấp liếm thì sẽ càng có thêm nhiều công việc không được hoàn tất do đó nên hoàn thành nốt những nhiệm vụ được giao trước khi bước sang làm một việc mới.[20]

Không ôm đồm quá nhiều việc: Tính trì hoạn cũng liên quan đến việc ôm đồm quá nhiều việc. Khi lên kế hoạch cho công việc, một số người hay cả nể và làm việc giúp người này người kia, rồi tự trì hoãn công việc của mình nhưng khả năng của con người có giới hạn, việc của chính bản thân vẫn không thể hoàn thành thậm chí bị rối tung thêm với nhiều việc linh tinh khác. Cần biết từ chối trước yêu cầu, nhờ vả của người khác nếu thấy công việc đảm nhận đang trong tình trạng quá tải.

Kỷ luật và giám sát

Nếu không có kỷ luật, con người ta sẽ có xu hướng biện hộ để trì hoãn công việc do đó cần tự tạo cho bản thân những kỉ luật riêng và phải tuân thủ nghiêm ngặt những điều đã đưa ra, đã cam kết. Luôn nghĩ đến hậu quả khi không thực hiện hoặc thực hiện quá chậm trễ như lỡ mất công việc, mất thu nhập, mất cơ hội, mất uy tín, mất hình ảnh đẹp, bị chỉ trích, bị kỷ luật, sa thải, đuổi việc…… từ sẽ có thêm động lực thôi thúc làm ngay và giải quyết nhanh gọn cho công việc.

Hãy hoàn thành xong xuôi công việc rồi nên nghỉ ngơi, giải trí. Nếu chọn nghỉ ngơi, giải trí trước khi hoàn thành nhiệm vụ của mình thì có nguy cơ dễ bị kiệt sức và không còn nhiều hứng thú nào để hoàn thành công việc. Có sự khác biệt lớn giữa nghỉ ngơi và sự trì trệ dó đó luôn luôn dành đủ thời gian cho nghỉ ngơi nhưng vẫn phải theo sát thời gian biểu, lịch trình đã đề ra.

Cần có người giám sát: Trong quản lý, đôi khi có người khi làm việc phải có người theo sát và thúc ép, đôn đốc, nhắc nhở thì mới hoàn thành nhanh chóng công việc. Thường xuyên nhắc nhở, tự nhắc nhở và để đồng nghiệp hay bạn bè xem đã giải quyết công việc đến đâu. Nếu chưa làm được gì, một số người sẽ tự cảm thấy hổ thẹn và có động lực làm việc.

Các nhà quản lý cần giúp nhân viên của mình, họ cần phải nhận ra những nhân viên nào là người có thể tự thân vận động còn người nào hay lần lữa. Người quản lý cần tổ chức các cuộc họp hàng ngày để hỏi kế hoạch của người thực hiện trong ngày đó và bước tiếp theo, đảm bảo kiểm tra thường xuyên để xem người đó có hoàn thành mục tiêu hay không từ đó có sự đốc thúc, hối thúc cần thiết.[3]

Biện pháp khác

Tránh xa những thứ khiến con người bị phân tâm như những thú vui dễ hấp dẫn, cám dỗ. Nếu có người nào đó làm xao lãng sự tập trung, hay rời xa hoặc chế ngụ những cản trở đó. Lời khuyên cho rằng người ta sẽ đạt được những mục tiêu một cách nhanh chóng khi luôn giữ được sự tập trung, và đi theo những kế hoạch đã vạch ra mà không bị người khác làm mất phương hướng.

Tự thưởng cho bản thân: Sau mỗi công việc hoàn thành, nên tự thưởng cho bản thân mình bằng những việc đơn giản như mua một bộ quần áo mới, đi ra ngoài dạo chơi, ăn ở nhà hàng, một buổi hẹn ăn trưa, một ly kem hay một buổi đi shoping… để tạo động lực cho bạn thân phấn đấu hơn nữa. Nếu hoàn thành công việc khó khăn trước thời gian quy định thì hãy dành cho mình thời gian còn lại trong ngày để thả lỏng và thư giãn.

Phải đảm bảo đủ sức khỏe và tinh thần sảng khoái vì khi cảm thấy mệt mỏi hoặc tinh thần không thoải mái sẽ dễ trì hoãn công việc hơn do người ta không còn nhiều năng lượng và hứng thú để hoàn thành tốt công việc, cần có sự nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng tinh thần mới có thể bắt tay vào giải quyết công việc một cách hiệu quả.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trì hoãn http://books.google.com/books?id=20oUOtjs9DkC&pg=P... http://www.psychologytoday.com/articles/200706/the... http://studiemetro.au.dk/fileadmin/www.studiemetro... http://my.ilstu.edu/~dfgrayb/Personal/Procrastinat... http://web.mit.edu/ariely/www/MIT/Papers/deadlines... http://www.rps.psu.edu/sep96/almost.html //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12009041 //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17201571 //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/2775008 http://sucsongmoi.net/126/lam-sao-de-khac-phuc-tin...